DANH MỤC SẢN PHẨM

thông tin liên hệ
Ông Trần Văn Phú
Giám Đốc
0988 480 128 - 0914 019 859

Cơ quan
- 04.321 23 213

Chia sẻ lên:
Địa liền tươi

Địa liền tươi

Mô tả chi tiết

 Theo Y học cổ truyền, cây địa liền được sử dụng làm thuốc với mục đích làm giảm đau nhức do bệnh phong thấp gây ra. Ngoài ra, cây còn có tác dụng điều trị các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa và dạ dày.

Cây địa liền

 

+ Tên khác: Tam nại, sơn nại, thiền liền hoặc sa khương

+ Tên khoa học: Kaempferia galanga L

+ Họ: Gừng (Zingiberaceae)

I. Mô tả cây địa liền

+ Đặc điểm sinh thái của cây địa liền

Là loại cây thân thảo sống lâu năm và không có thân. Lá có 2 – 3 cái, có bẹ và mọc xòe ra trên mặt đất. Phiến lá rộng 6 – 7 cm và dài 8 – 10 cm, có hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống. Mép lá nguyên và mặt dưới hơi có lông. Hoa mọc ở nách lá, không có cuống, có màu trắng pha tím. Thân rễ có nhiều rễ cũ, mọc nối tiếp nhau và có hình trứng với nhiều vân ngang.

+ Phân bố

Cây địa liền mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và các nước Châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia,… Bên cạnh đó, cây còn được trồng ở các cơ quan thuốc nam hoặc các bệnh viện.

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng làm thuốc: Củ 
  • Thu hái: Thời gian thu hoạch để củ địa liền đạt chất lượng và nhiều dược tính nhất là từ tháng 11 đến hết tháng 3 hàng năm.
  • Chế biến:  Sau khi thu hoạch, đem phần củ rửa sạch và thái mỏng rồi phơi khô.
  • Bảo quản: Tránh ánh sáng trực tiếp, đặt ở nơi khô ráo.

+ Thành phần hóa học

Trong củ địa liền có chứa tinh dầu với các hợp chất chính như xinamic axit etyl, bocneola metyl và xineola.

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Tính ấm và vị cay

+ Quy kinh

Tỳ và Vị

+ Tác dụng dược lý

Theo Đông y, cây địa liền có tính ấm và vị cay có tác dụng làm ấm tỳ vị, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tán hàn, tiêu thực và trừ thấp. Nước chiết của cây có công dụng lợi trung tiện và hạ đờm.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu Y học hiện đai cũng chỉ ra, tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt của củ cây địa liền. Điển hình, kết quả nghiên cứu khoa học thuộc đề tài “Nghiên cứu quy trình chiết tách và tinh chế hợp chất KG1 trong cây Kaempferia (cây địa liền)” do PGS.TS Lê Minh Hà cùng với cộng sự của ông đã nghiên cứu và cho kết quả, cây địa liền có tác dụng kháng viêm và giảm đau. 

Tác dụng của củ địa liền
Củ cây địa liền có tác dụng giảm đau nhức xương khớp

Ở tỉnh Vân Nam thuộc Trung Quốc, người dân sử dụng cây địa liền để điều trị thực trệ khí trướng, viêm dạ dày, loét dạ dày, sưng mang thai, đau răng, phong thấp đau xương và một số bệnh lý khác. Ở Philippines, nước sắc địa liền có thể chữa sốt rét, ăn uống khó tiêu. Phần lá thường được rửa sạch, giã nát rồi đem xào nóng và đắp lên khớp xương bị tê thấp.

Còn ở Malaysia, dùng rễ than cây địa liền chữa lở loét, cao huyết áp và bệnh hen suyễn. Hoặc dùng phần thân rễ và lá đem rửa sạch và nhai chậm chữa đau họng, ho. Riêng phần thân rễ có thể dùng thân rễ chữa cảm lạnh. Ngoài ra, ở một số nơi khác dùng rễ cây địa liền làm rau sống ăn hoặc dùng nước chiết từ cũ chữa chứng hôi miệng, làm cao dán trị nhức mỏi. Đồng thời dùng tinh dầu từ củ thoa tóc để tạo mùi thơm.

+ Cách dùng và liều lượng

Có thể dùng cây địa liền dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu, tán bôt hay hoàn viên. Liều lượng dùng tối đa mỗi ngày là 3 – 6 gram.

+ Tác dụng phụ

Cây địa liền có thể gây một vài tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bệnh nhân không nên lạm dụng với liều lượng lớn trong thời gian dài. Bên cạnh đó, những đối tượng âm hư, dạ dày nóng rát hoặc thiếu máu không nên dùng cây địa liền để chữa bệnh.

III. Bài thuốc chữa bệnh từ cây địa liền theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa cảm sốt nhức đầu

Sử dụng 5 gram củ cây địa liền, 10 gram cát căn và 5 gram bạch chỉ, đem nghiền mịn và làm viên uống.

+ Điều trị tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đau

  • Cách 1: Sử dụng 4 – 8 gram địa liền sắc thuốc uống. Ngoài ra cũng có thể tán bột và uống. 
  • Cách 2: Dùng địa liền, đương quy, đinh hương và cam thảo, mỗi vị có liều lượng bằng nhau đem tán bột. Sau đó trộn hồ và hoàn viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần lấy 10 viên uống với rượu.

+ Trị ho gà

Dùng 300 gram địa liền, 1000 gram rau sam tươi, 300 gram lá chanh, 500 gram tía tô, 1000 gram rau má tươi và 1000 gram vỏ rễ dâu đã được tẩm mật ong và sao. Tất cả các vị thuốc được rửa sạch, cho vào nồi và thêm 12 lít nước và đun sôi trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi thuốc cạn còn 4 lít cho vào bình thủy tinh, bảo quản và dùng dần. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 15 – 30 ml.

+ Điều trị táo bón kinh niên, nhức đầu. ăn không tiêu, cảm sốt theo kinh nghiệm của Hợp tác xã thuốc dân tộc Hợp Châu

Sử dụng 1000 gram địa liền, 1000 gram thổ phục linh, 1000 gram rau má tươi và 500 gram cam thảo. Đem phơi khô và nghiền thành bột. Mỗi ngày lấy 2 – 4 gram hòa tan nước và uống.

+ Trị chứng ăn uống khó tiêu, đau thần kinh tọa, đau dạ dày

Dùng 20 gram địa liền và 10 gram quế chi đem tán bột. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 2 gram.

+ Chữa đau nhức răng, tê phù, đau mỏi gân cốt, đau lưng, trị tê thấp

Củ cây địa liền phơi khô, thái nhỏ và cho vào bình ngâm chung với rượu cps nồng độ cồn 40 – 50%. Sau 5 – 7 kể từ khi ngâm, có thể dùng rượu để uống hoặc xoa bóp chữa đau nhức. Trừ trường hợp đau răng, ngậm rượu địa liền vài phút rồi sau đó nhổ ra.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây địa liền nêu trên theo kinh nghiệm dân gian và chưa được khoa học kiểm định về tác dụng an toàn và tính hiệu quả. Vì vậy, người bệnh không nên áp dụng khi chưa có sự đồng ý từ các lương y.

Xem thêm các sản phẩm liên quan
Địa liền tươi
Địa liền tươi
Địa liền tươi
Địa liền tươi
Địa liền khô
Địa liền khô
Địa liền khô
Địa liền khô